VIETNAM INTELLECTUAL FEDERATION
Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam tổ chức Hội nghị nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam
Ngày 24/2 tại Hà Nội, Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam tổ chức Hội nghị “nâng cao chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế”. Đồng chí Bùi Văn Dũng Phó Chủ tịch phụ trách Đối ngoại Trung ương – Kiêm công tác Đoàn và phong trào thanh niên Liên hiệp Trí tuệ Việt Nam tới dự và chỉ đạo hội nghị.

Trong khuôn khổ hội nghị các đại biểu tập trung thảo luận một số nội dung chủ yếu như: Tình hình nguồn nhân lực của một số nước trên thế giới và bài học kinh nghiệm, thực trạng và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam sau khi gia nhập WTO, những giải pháp phát triển bền vững nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa thời kỳ hội nhập.
Phát biểu tại hội nghị đồng chí Bùi Văn Dũng nhấn mạnh hiện nay nước ta đang quan tâm đến vấn đề phát triển nguồn nhân lực, với mong muốn nước ta sớm có được một đội ngũ chuyên gia, cán bộ quản lý đáp ứng yêu cầu phát triển ngày càng cao của đất nước. Hơn nữa, phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết hàng đầu trên chặng đường công nghiệp hóa hiện đại hóa hiện nay của đất nước. Việt Nam có lợi thế về dân số đông, đang trong thời kỳ “dân số vàng” nên lực lượng trong độ tuổi lao động khá dồi dào. Đây là nguồn lực vô cùng quan trọng để đất nước ta thực hiện thành công Chiến lược phát triển kinh tế xã hội giai đoạn 2011-2020 đã được Đại hội Đảng XI thông qua ngày 16/2/2011. Tuy nhiên, chất lượng nguồn nhân lực của Việt Nam vẫn còn thấp và cần phải được cải thiện càng sớm càng tốt.

Nghị quyết của Đảng cũng chỉ ra rằng Việt nam chỉ có thể đi tắt đón đầu sự phát triển trên thế giới bằng cách đầu tư vào yếu tố con người. Điều này cũng đuợc thể hiện rất rõ trong luật giáo dục của nước ta. Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mấu chốt của nước nhà. Nhà nước đã chú trọng vào việc phát triển nguồn nhân lực cho đất nước. Do vậy, vấn đề phát triển nguồn nhân lực là một trong những vấn đề mấu chốt của nước ta. So với nhiều nước trên thế giới và trong khu vực, các công ty Việt nam chưa có nhiều kinh nghiệm trong quản lý và kinh doanh, lại càng ít kinh nghiệm trong việc phát triển nguồn nhân lực.

Trong nhiều năm, chúng ta hoạt động trong nền kinh tế kế hoạch hoá tập trung, vai trò của thị trường chịu ảnh hưởng nặng nề của các chính sách và biện pháp điều tiết của nhà nước. Các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là các doanh nghiệp nhà nước đã quen với sự áp đặt và kế hoạch của nhà nước, hoạt động thiếu chủ động. Thói quen đó đã trở thành nét văn hoá của các công ty nhà nước, và vẫn in đậm dấu ấn kể cả cho đến ngày nay, khi các doanh nghiệp nhà nước đã phải cạnh tranh hơn trước rất nhiều, cả trong nước và ngoài.

Do vậy, việc đào tạo và phát triển đội ngũ lao động nói chung, và đội ngũ lao động trong các doanh nghiệp nhà nước của Việt Nam nói riêng lại càng được đặt ra cấp thiết hơn lúc nào hết, nhất là trong điều kiện Việt Nam đang hội nhập ASEAN và WTO. Muốn nhanh chóng đào tạo và phát triển được nguồn nhân lực tốt, thì phải hiểu rõ những vấn đề chúng ta đang gặp phải trong công tác này.

Theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới (WB), Việt Nam đang rất thiếu lao động có trình độ tay nghề, công nhân kỹ thuật bậc cao và chất lượng nguồn nhân lực Việt Nam cũng thấp hơn so với nhiều nước khác. Nếu lấy thang điểm là 10 thì chất lượng nhân lực của Việt Nam chỉ đạt 3,79 điểm (xếp thứ 11/12 nước Châu Á tham gia xếp hạng của WB) trong khi Hàn Quốc là 6,91; Ấn Độ là 5,76; Malaysia là 5,59; Thái Lan là 4,94... Cơ cấu phân bổ lao động theo ngành nghề cũng mất cân đối. Các ngành kỹ thuật - công nghệ, nông - lâm - ngư nghiệp ít và chiếm tỉ trọng thấp, trong khi đó các ngành xã hội luật, kinh tế, ngoại ngữ... lại quá cao. Nhiều ngành nghề, lĩnh vực có tình trạng vừa thừa lại vừa thiếu nhân lực. Những lĩnh vực hiện đang thiếu lao động như: Khoa học, Vũ trụ, Kinh doanh, Tài chính, Ngân hàng, Kiểm toán, Công nghệ thông tin, Điện tử, Viễn thông, Cơ khí và Chế tạo...

Như vậy ta có thể thấy là việc nâng cao trình độ cho nguồn nhân lực là một yêu cầu cấp thiết và việc đào tạo, phát triển nguồn nhân lực là một thực tế cần phải quan tâm đặt lên hàng đầu trong quốc sách xây dựng và phát triển đất nước. Xu hướng hiện nay của thế giới là đầu tư phát triển nguồn nhân lực, tiến tới “ nền kinh tế tri thức”; chúng ta cần nhanh chóng cập nhật, trọng dụng và phát huy tài năng, giá trị của nguồn nhân lực cấp cao để theo kịp tốc độ chung toàn cầu.